Trong cuộc sống hiện đại, quản lý thời gian là kỹ năng không thể thiếu để tạo nên thành công. Nếu bạn là người bận rộn, thì bạn càng cần phải cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình cũng như các mối quan hệ khác. Bạn nghĩ sao nếu bài viết này cung cấp những công cụ và phần mềm cực kỳ hữu ích với công việc mà bạn có thể ứng dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng để tiết kiệm nhiều thời gian và đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Có rất nhiều lĩnh vực, công việc mà chúng ta cần sử dụng công cụ và phần mềm, và cũng có rất nhiều công cụ có thể đáp ứng được nhiều lĩnh vực và các nhu cầu khác nhau của con người. Điều quan trọng chính là bạn hãy tìm ra công cụ phù hợp nhất với bản thân.
Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn một số ứng dụng công cụ làm chủ công việc. Bắt đầu thôi!
NHÓM CÔNG CỤ QUẢN LÝ
1. Google Drive – Cộng tác và Lưu trữ
Link: https://www.google.com.vn/drive
Google Drive thường cung cấp gói Dịch vụ Lưu trữ không giới hạn với một tài khoản Gmail. Đây là một công cụ tuyệt vời để sắp xếp các tệp tin, lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin với khách hàng. Đồng thời, với Google Drive, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa và bảo mật tài liệu. Công cụ này sẽ rất phù hợp với hệ thống lưu trữ dữ liệu của bộ phận Content Marketing.
Khá nhiều công ty đang sử dụng Google Docs để lưu trữ văn bản, và sử dụng Google Sheets để lên các kế hoạch làm việc, lên kế hoạch nội dung & đăng bài…
2. Trello – Lên kế hoạch
Link: https://trello.com
Trello là một trong những dịch vụ cung cấp phần mềm quản lý dự án, làm việc nhóm hiệu quả trong nội bộ phòng Marketing, theo dõi các đầu việc, quản lý thời gian, theo dõi và liên lạc với các freelancer, và hơn thế nữa chúng hoàn toàn MIỄN PHÍ.
3. Evernote
Link: https://evernote.com
Evernote là một công cụ miễn phí để lưu lại các ý tưởng, chia sẻ giữa mọi người với nhau. Bạn có thể lưu lại mọi ý tưởng, tạo ghi chú, lưu kết quả khảo sát, ghi nhớ các chủ đề của trang blog… CHỈ Ở MỘT CHỖ DUY NHẤT. Việc tạo ra một ý tưởng mới sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có một loạt những thứ hữu ích trong “kho” lưu trữ thông tin trên Evernote, nơi mà các ý tưởng lớn gặp nhau.
4. Frontapp
Link: https://frontapp.com
Với Frontapp, bạn có thể quản lý toàn bộ emails, SMSs, chat, tweet của bạn trên một nền tảng duy nhất (giống như việc bạn quản lý nhiều email). Từ đó, bạn có thể tập trung vào các công việc khác của mình, rất tiết kiệm thời gian, tuyệt vời quá, phải không nào?
5. Microsoft Planner
Link: https://go.sunbook.vn/microsoft-planner
Chức năng tương tự như Trello, đây là một công cụ quản lý dự án của Microsoft Office. Giúp team của bạn không bị xáo trộn khi làm việc nhóm, dễ dàng tạo các kế hoạch mới, sắp xếp và phân công nhiệm vụ, chia sẻ tệp, trao đổi công việc và cập nhật tiến trình của dự án.
NHÓM CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU & LẬP KẾ HOẠCH
1. Miro
Link: https://miro.com
Một giải pháp tuyệt vời giúp bạn lên các bản đồ tư duy (mindmap) hoặc bất cứ bản kế hoạch với các cấu trúc khác nhau nếu bạn muốn. Miro có cả trên Desktop và Mobile, và cho phép bạn làm việc theo nhóm hoặc cá nhân. Miro có phiên bản miễn phí đáp ứng được vừa đủ nhu cầu của mọi người.
2. Product Hunt
Link: https://www.producthunt.com
Nơi cập nhập những sản phẩm, công cụ, giải pháp mới từ khắp nơi trên thế giới, được chính các startup đó đẩy lên! Một nơi tuyệt vời để bạn tìm kiếm những giải pháp mới, cũng như lấy ý tưởng cho bản thân! Mình đã truy cập Product Hunt mỗi ngày trong nhiều năm nay, mỗi ngày luôn có hàng tá ý tưởng mới.
3. SimilarWeb
Link: https://www.similarweb.com
Bất cứ khi nào bạn cần phân tích một website, muốn biết xem website đó có nhiều truy cập không, truy cập đến từ nguồn nào, những website nào khác đang liên kết đến… thì bạn đừng quên SimilarWeb!
4. UseFYI Templates
Link: https://usefyi.com/templates
Chắc hẳn bạn đã từng mất khá nhiều thời gian cho việc tạo các báo cáo kế hoạch, bạn băn khoăn về quy chuẩn và tính chính xác các bảng biểu và dữ liệu mình tại ra… và đây là cứu cánh cho bạn! Ở đường link này có hầu như đủ các mẫu báo cáo và kế hoạch mà bạn cần.
5. Think with Google
Link: https://www.thinkwithgoogle.com/intl/en-apac
Cùng với Google khám phá xu hướng và các dữ liệu thị trường & tiêu dùng, rất nhiều ý tưởng kinh doanh và tầm nhìn kinh tế của bạn có thể xuất phát từ đây.
6. Growth Tools
Link: http://growthtools.io
Tổng hợp những công cụ tốt nhất trong mọi lĩnh vực Digital phục vụ việc Growth Hacking (tăng trưởng thần tốc) của bạn.
7. Startup Collections
Link: https://startupcollections.com
Nơi mà mọi nhà khởi nghiệp đều có thể chọn là điểm bắt đầu, mọi công cụ và tài nguyên bạn cần đều có mặt ở đây, từ lập trình, phát triển sản phẩm, thiết kế, SEO tới sách phù hợp…
NHÓM CÔNG CỤ DIGITAL MARKETING
A. Nhóm công cụ SEO
1. Rocket Ranking
Link: https://www.rocketranking.co.uk
Rocket Ranking là một công cụ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một giải pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) mạnh mẽ. Nó có thể giúp tối ưu hóa từng trang web của bạn để có được vị trí xếp hạng tốt nhất trên các công cụ tìm kiếm, nhắm mục tiêu đến các từ khóa có lợi, xây dựng các liên kết inbound có liên quan (backlinks) đến trang web của bạn. Đồng thời, theo dõi tiến trình SEO của bạn và tăng lượng người theo dõi bạn trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Bạn có 30 ngày để dùng thử miễn phí công cụ tuyệt vời này, nếu thích bạn có thể trả phí để sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ SEO chuyên nghiệp.
2. GTmetrix
Link: https://gtmetrix.com
Hiện nay, việc một công cụ phân tích và kiểm tra tốc độ trang web của bạn để tối ưu nó là một phần thiết yếu của bộ công cụ SEO. Bất cứ điều gì tác động đến trải nghiệm người dùng (UX) thì đều ảnh hưởng đến SEO, và tốc độ trang web của bạn là vấn đề quan trọng đối với UX, đặc biệt là cho điện thoại di động. Thực tế, rất nhiều công cụ kiểm tra tốc độ trang đã có từ lâu, nhưng GTmetrix rất đáng tin cậy vì tính toàn diện và độ thân thiện với người sử dụng. Các công cụ kiểm tra tốc độ load trang khác cũng tốt như Pingdom, WebPagetest và đặc biệt hơn cả là Google PageSpeed Insights.
3. SEO quake Toolbar
Link: https://www.seoquake.com
SEO Quake là một công cụ mà các SEOer rất hay dùng, nó cung cấp cho chúng ta những dữ liệu về lưu lượng truy cập, đường link liên kết, chia sẻ mạng xã hội, tối ưu từ khóa on-page và nhiều thứ khác nữa. Trong website SEO Quake có rất nhiều tips hữu ích giúp bạn biết sẽ phải làm gì với những dữ liệu này.
4. Wayback Machine
Link: https://archive.org
Wayback Machine là một công cụ lưu trữ lịch sử Internet hoàn thiện nhất, cho phép bạn xem trang web của bạn tại những thời điểm trong quá khứ. Ví dụ, khi tỷ lệ chuyển đổi trang đang giảm, bạn cần phải biết trang của bạn đã thay đổi những gì so với trước đây. Lúc này bạn cần dùng Wayback Machine để nhìn vào phiên bản cache của web, bạn sẽ thấy được web của bạn lúc trong quá khứ như thế nào và phân tích lý do gì dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi bị sụt giảm? Nếu những con số của trang web tự dưng có thay đổi hay một thứ gì đó của trang web đã bị thay đổi, nhưng bạn lại không có sẵn một site back-up nào cả thì hãy sử dụng Wayback Machine.
5. Chrome Developer Tools
Link: https://developers.google.com
Phím “F12” hiện nay còn được gọi là phím SEO, bởi vì nó là một phím tắt chính được xây dựng ngay bên trong Chrome mà nhiều người hiếm khi sử dụng hoặc chưa biết đến. Các bạn có thể dễ dàng mở Chrome DevTools với nhiều cách khác nhau. Nhưng đơn giản nhất vẫn là cách nhấn phím tắt F12 (hoặc Ctrl+Shift+I).
Còn nếu các bạn muốn tiện hơn nữa, chúng ta có thể dễ dàng nhấp chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trên website của mình và chọn Inspect Element (Kiểm tra phần tử), công cụ này sẽ xuất hiện ngay bên dưới trình duyệt Google Chrome. Với Chrome DevTools, bạn có thể thực hiện một số các công việc liên quan đến SEO như là: Kiểm tra trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động (UX mobile), SEO giả lập, Chẩn đoán tốc độ trang, Lọc tách mã nguồn, Kiểm tra tình trạng mã http và Mocking-up chỉnh sửa trực tiếp đến một trang web (bao gồm cả thẻ tiêu đề và mô tả Meta trong SERPs).
6. Google Trend
Link: https://trends.google.com
Google Trends là công cụ thuộc Google Search cho phép bạn xem thống kê về việc tìm kiếm của một hoặc nhiều từ khóa nào đó. Nó sẽ biểu diễn số liệu dưới dạng biểu đồ theo thời gian để bạn biết khi nào thì mức độ quan tâm của một từ khóa tăng cao và khi nào thì giảm xuống thấp. Biểu đồ này hữu dụng khi bạn đang nghiên cứu về sự phổ biến của một vấn đề nào đó, bởi vì bạn có thể đặt số liệu vào trong hoàn cảnh thời gian nhất định, do đó thông tin thu được sẽ có ý nghĩa hơn.
Đối với các Marketer nói chung, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp không có tính ổn định như công nghệ và thời trang, Google Trends có thể giúp bạn tìm ra xu hướng tìm kiếm từ khóa của người dùng để biết khách hàng của bạn đang quan tâm đến vấn đề gì. Nếu bạn có thể kiểm soát được việc phân tích xu hướng thị trường online đồng thời có được một bước tiến mới trước các đối thủ cạnh tranh thì có thể đem đến cho bạn những lợi nhuận rất lớn.
Còn đối với những nhà tiếp thị tìm kiếm, sẽ hoàn toàn khôn ngoan nếu dùng Google Trends để phân tích những thay đổi trong hành vi truy vấn tìm kiếm. Ngay cả đối với các nhà văn, họ có thể cải thiện phong cách viết của mình bằng cách hiểu được những xu hướng mà người dùng hay đọc.
Tóm lại, Google Trends là một cánh tay phải cực kỳ mạnh mẽ, hỗ trợ đắc lực cho chúng ta nhưng thường bị bỏ qua.
7. Keyword Tool
Link: https://keywordtool.io
Khi bạn nhập một từ khóa vào công cụ miễn phí cơ bản này, nó sẽ nhanh chóng đưa ra cho bạn cả một đống từ khóa cực “xịn sò” dựa trên tính năng đề xuất tự động của Google, Bing, Youtube…
Keywordtool.io khá tuyệt khi tạo ra hàng ngàn ý tưởng từ khóa có liên quan đến chuỗi từ khóa của bạn, đặc biệt là các longtail keywords (từ khóa đuôi dài) – những từ khóa thường không hiển thị trong các công cụ kiểm tra từ khóa Adwords do khối lượng rất thấp.
NHÓM CÔNG CỤ EMAIL
Dưới đây là những công cụ có thể hỗ trợ bạn cực tốt trong các chiến dịch Email Marketing, bạn có thể tham khảo:
1. MailChimp
Link: https://mailchimp.com
Để quản lý tất cả các chiến dịch Email Marketing, hãy dùng MailChimp. Công cụ này rất dễ sử dụng và có rất nhiều đặc tính hữu ích như: Nút chia sẻ trên mạng xã hội, Công cụ phân tích, Thiết kế Template và Cá nhân hoá Biểu mẫu thông tin. Phiên bản miễn phí của MailChimp cho phép gửi 12,000 emails đến 2,000 người theo dõi cùng một lúc, vậy là quá đủ cho một team Marketing rồi nhỉ?
2. Prospect.io
Link: https://prospect.io
Đây là công cụ tuyệt vời với các bạn làm Email Marketing B2B. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy email của những người bạn muốn kết nối, tuy nhiên hãy chắc rằng người đó cũng biết bạn, bằng không đây sẽ là một hình thức spam.
3. Mail-tester
Link: https://www.mail-tester.com
Mặc dù miễn phí nhưng đây là một công cụ tuyệt vời, Mail-tester đánh giá spam score dựa trên email thật bạn gửi tới họ chứ không như phần lớn các công cụ khác chỉ phát hiện spam keyword trong HTML của bạn.
4. Email Marketing Insight
Link: https://beetle.email
Đúng như tên gọi của hệ thống này, nó giúp bạn follow rất nhiều chiến dịch của các thương hiệu lớn, timeline triển khai dự án, và analytics của từng chiến dịch.
Dựa vào những campaign này, và những số liệu thực tế, bạn hoàn toàn có thể có những chiến dịch Email Marketing phù hợp.
NHÓM CÔNG CỤ FACEBOOK MARKETING
1. Bộ công cụ biên tập Fanpage
Công cụ làm ảnh bìa, ảnh đại diện Facebook
- FotoJet (https://www.fotojet.com): Với một nguồn tài nguyên Template phong phú, bạn có thể dễ dàng tạo ra các ấn phẩm chuyên nghiệp, chất lượng cao mà thậm chí chẳng cần có tí kinh nghiệm thiết kế nào.
- Canva (https://www.canva.com): Cũng giống như FotoJet, rất nhiều logo, những chiếc ảnh bìa, bài đăng Facebook, hay những biểu ngữ thu hút… đều được tạo ra từ đây. Bạn có thể xuất ra những bức ảnh cực kỳ đẹp mắt và chất lượng.
- Logomaster (https://logomaster.ai): Bạn phải trả phí để sử dụng công cụ này, nhưng bù lại sẽ được trải nghiệm những tính năng nâng cao cực kỳ tuyệt vời.
- Designbold (https://www.designbold.com) và Uplevo (http://www.uplevo.com) cũng là hai công cụ tuyệt vời dành cho bạn.
Công cụ làm ảnh động
Những bức ảnh động hài hước hay được tạo ra từ đây:
- Giphy (https://giphy.com)
- Gifs (https://gifs.com)
- Make A Gif (https://makeagif.com)
Công cụ biên tập, chỉnh sửa clip, video intro
- Flixpress (https://flixpress.com): Tạo video intro HD một cách nhanh chóng như: Youtube Intro, Promos & Ads, Animated Slideshows, Video Announcements, Video Explainers, Pranks & Gags…
- Adobe Spark (https://spark.adobe.com) hay Stupeflix Studio (có trong “chợ Google”): Làm những video ngắn có chèn hình ảnh, video, nhạc, text, hiệu ứng…
- Wevideo (https://www.wevideo.com): Trình tạo và chỉnh sửa video trực tuyến ở bất cứ đâu một cách dễ dàng, nhanh chóng và linh hoạt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Animoto (https://animoto.com), đây cũng là một công cụ làm video, clip trực tuyến.
- Powtoon (https://www.powtoon.com), Animaker (https://www.animaker.com), hay Moovly (https://www.moovly.com): Tạo clip, video dạng Animation (Đồ họa)
- Slidely (http://slide.ly): Làm thư viện ảnh, slide, clip ngắn cũng rất tuyệt.
Công cụ làm Infographics
- Vizualize.me (http://vizualize.me): Tạo bản CV miễn phí đẹp mắt chỉ bằng một cú click.
- Easelly (https://www.easel.ly): Có sẵn nhiều mẫu đẹp.
- Piktochart (https://piktochart.com): Bạn có thể thiết kế infographics, presentation, posters, flyers, reports.
- Infogram (https://infogram.com): Tạo đồ thị, biểu đồ, bản đồ đẹp mắt.
- Visually (https://visual.ly), InFoto (http://www.infotoapp.com), Venngage (https://venngage.com): Có rất nhiều mẫu, hàng trăm biểu đồ và biểu tượng.
- Freepik (https://www.freepik.com), Vector.me (https://vector.me), Seeklogo (https://seeklogo.com), Vecteezy (https://www.vecteezy.com), hay Flaticon (https://www.flaticon.com): Cung cấp kho vector tuyệt đẹp.
- Bannersnack (https://www.bannersnack.com): Thiết kế banner.
- Mẫu quảng cáo (https://mauquangcao.com):Trải nghiệm thư viện mẫu quảng cáo có chọn lọc.
Kho nhạc nền Free
- YouTube Audio Library (https://www.youtube.com/audiolibrary/music) là một nguồn cung cấp nhạc nền dồi dào và miễn phí.
- Facebook Sound Collection (https://www.facebook.com/sound/collection) trong trình quản lý doanh nghiệp.
- Bensound (https://www.bensound.com) cũng là một kho nhạc nền miễn phí cực đỉnh.
2. Bộ công cụ tự động đăng bài trên mạng xã hội
Quản lý các bài đăng trên fanpage là công việc quan trọng khi làm Facebook Marketing. Nhưng quản lý các bài đăng mới như thế nào? Chẳng lẽ ngồi chờ mỗi lần giờ “hoàng đạo” để lên up bài hay sao? Các công cụ giúp đăng bài tự động trên mạng xã hội mà bạn sử dụng, thậm chí còn có thể đăng nhiều bài trên nhiều mạng cùng một lúc nữa, hãy cùng xem đó là những công cụ nào nhé!
- Social Auto Poster (https://go.sunbook.vn/social-auto-poster) là một plugin trên WordPress có trả phí, nhiệm vụ của nó là post bài tự động lên các mạng xã hội mà bạn đã cài đặt sẵn. Hiện nay, plugin này hỗ trợ bạn post bài lên Facebook, Twitter, LinkedIn, Tumblr, Delicious, FriendFeed và BufferApp. Ngoài ra, bạn còn có thể rút gọn link URL dài, hoặc tùy chỉnh caption, tiêu đề của link trước khi đăng. Bạn cũng có thể đăng bài lên nhiều Fanpage khác nhau, lên Profile Facebook bằng cách đặt lịch tự động post bài.
- Nextscripts SNAP – Nextscripts Social Networks Auto Poster (https://www.nextscripts.com) cũng là Plugin của WordPress, nó có thể giúp bạn đăng bài lên đến 15 mạng xã hội khác nhau (VD: Facebook, Google+, LinkedIn, Pinterest, Tumblr, Twitter…). Cho phép đăng post kèm bình luận, cũng như post bài bằng nhiều tài khoản trên cùng một mạng xã hội. Hấp dẫn hơn nữa là nó hoàn toàn miễn phí nhé! Bản PRO thì có chức năng tùy chỉnh status, tag, category, hashtag.
- IFTTT (https://ifttt.com) viết tắt của “If this, then that”, hiểu nôm na là “nếu cái này thỏa mãn điều kiện, thì làm cái kia”. Công cụ miễn phí này giúp bạn tự động đăng bài lên Facebook khi WordPress của bạn có bài mới, tự động lấy bài viết từ RSS và đăng lên WordPress, tự động đăng bài từ Facebook lên WordPress và đặc biệt, cho phép bạn tự tạo recipe (công thức) cho riêng mình.
- Simple Social Inbox (https://go.sunbook.vn/simple-social-inbox) cũng là một plugin trên WordPress có trả phí. Với Simple Social Inbox, các bài viết mới của bạn sẽ được tự động được đăng tải trên mạng xã hội. Việc đăng bài lên nhiều trang mạng xã hội khác nhau trở nên vô cùng đơn giản với công cụ này, nó còn giúp bạn quản lý inbox mạng xã hội nữa đấy. Chỉ là bạn sẽ phải trả một khoản phí hàng tháng cho những chức năng này mà thôi.
- Facebook Auto Publish (https://wordpress.org/plugins/facebook-auto-publish): Đây là một plugin free, giúp bạn tự động chia sẻ bài viết lên Facebook. Ngoài ra, bạn còn có thể chọn lọc bài viết theo từng chuyên mục, chia sẻ page tùy chọn trong WordPress, chia sẻ ảnh và link nổi bật của bài viết, cũng như chỉnh sửa bài viết trước khi đưa lên.
- Post Planner (https://www.postplanner.com): Khá nhiều người bị mắc kẹt trong việc đưa ra giải pháp đăng nội dung lên Fanpage mà không bị giảm reach, điều mà hầu hết các công cụ bên thứ 3 không thể làm được. Nhưng Post Planner đã cung cấp những tính năng đặc biệt mà mình thấy thực sự hiệu quả. Và đó cũng chỉ là một tính năng nhỏ trong rất nhiều những tính năng hữu dụng khác, bạn hãy tự mình trải nghiệm nhé.
3. Bộ công cụ phân tích đối thủ
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đây là một công việc không bao giờ thừa và những công cụ dưới đây sẽ giúp bạn có thể phân tích dữ liệu fanpage của đối thủ một cách cụ thể, rõ ràng và tiện lợi nhất.
- Fanpage Karma (https://www.fanpagekarma.com): Đây là một công cụ so sánh trực quan và nhanh chóng, nó so sánh trực tiếp các Fanpage khác nhau và cho ra kết quả dưới dạng biểu đồ bao gồm: So sánh tổng quan, các thông số cụ thể như Lượt tương tác (Engagement), Tốc độ phát triển (Growth), Độ lặp (Frequency) hay thậm chí là các từ khóa được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả của các từ khóa đó. Để bạn có thể đưa ra những chiến lược đúng đắn cho chiến dịch tiếp theo của mình.
- Meltwater (https://www.meltwater.com): Trước kia Meltwater là LikeAnalyzer, nhưng kể từ ngày 15/11/2019 LikeAnalyzer đã được thay thế thành Meltwater, nó cung cấp các giải pháp khác để giúp bạn phân tích các kênh xã hội và khám phá insights để bạn có thể đưa ra được chiến lược nội dung của mình.
- Klear (https://klear.com): Là công cụ vừa có chức năng phân tích trang mạng xã hội của đối thủ vừa giúp bạn định hướng influencer trong lĩnh vực của mình. Đa số khách hàng thường tin vào những người có ảnh hưởng (Influencers) chứ không phải là những dòng tin quảng cáo (Ads). Với Klear, bạn có thể biết được Lượng post trung bình (Activity), Mức độ phổ biến (Popularity), Mức độ phản hồi (Responsiveness) và đặc biệt là những Nội dung tốt nhất (Top Content) trên tài khoản mạng xã hội của mình. Ngoài ra, công cụ này còn đưa ra các tài khoản thường xuyên tương tác với công chúng nhất và tiết lộ ai trong số đó có ảnh hưởng lớn nhất. Đặc biệt, Klear cho phép bạn tìm kiếm 10 Influencers theo kỹ năng hoặc địa điểm.
- Sproutsocial (https://sproutsocial.com): Với Sproutsocial, bạn có thể quản lý mọi thứ liên quan đến việc tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội của mình bao gồm như quản lý nội dung, xuất bản nội dung, lên lịch cho các bài viết, báo cáo và phân tích đối thủ.
- Mondovo (https://www.mondovo.com), Socialmbuzz (https://www.socialmbuzz.com) hay Sociograph (https://sociograph.io): Đều là những trình cho phép bạn phân tích Fanpage của đối thủ cực hay ho và chất lượng.
NHÓM CÔNG CỤ SOCIAL MEDIA
1. Crowdfire
Link: http://www.crowdfireapp.com
Crowdfire là bộ công cụ của Twitter với mục đích giúp bạn quản lý và tận dụng tối ưu nhất từ tài khoản Twitter. Bạn sẽ phải trả một khoản phí nhỏ để có thể xem, sắp xếp và lọc người dùng, khám phá thông tin về nhân khẩu học, và nhắm đúng công chúng mục tiêu cho sản phẩm của bạn. Crowdfire tự động khám phá các bài viết và hình ảnh mà khán giả của bạn sẽ yêu thích, từ đó bạn có thể chia sẻ hoặc tạo ra những nội dung tương tự làm cho dòng thời gian của bạn nổi bật hơn. Ngoài ra nó còn có khả năng theo dõi các cập nhật mới từ trang web, blog hay cửa hàng trực tuyến của bạn để tạo những bài đăng nhanh, bạn có thể dễ dàng chia sẻ chúng trên tường của các trang mạng xã hội.
2. Hootsuite
Link: https://hootsuite.com
Đây là một công cụ khá phổ biến trong giới marketing trên Social. Bảng điều khiển của Hootsuite cho phép bạn truy cập tất cả các tài khoản mạng xã hội CÙNG MỘT LÚC. Với những ai làm về mạng xã hội, chắc chắn việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tối ưu năng suất làm việc cực hiệu quả. Bạn có thể truy cập miễn phí một lúc 3 tài khoản, nhưng từ tài khoản thứ 4 trở đi, bạn sẽ phải nâng cấp gói sử dụng và chịu một chút chi phí nho nhỏ.
3. Buffer
Link: https://buffer.com
Nếu bạn đang dùng Facebook hoặc Twitter để quảng cáo hay đăng tải nhiều bài tin tức thì có lẽ bạn sẽ muốn từng bài post của mình được đăng theo thời gian định sẵn, nghĩa là tới giờ đó thì bài post sẽ được đăng lên Facebook hoặc Twitter mà không cần bạn phải ngồi máy. Bạn nên dùng Buffer.
Với Buffer, bạn có thể dễ dàng để lập lịch đăng bài, theo dõi hiệu suất nội dung và quản lý tất cả các tài khoản mạng xã hội cùng ở một nơi. Đây còn là một ứng dụng giúp bạn xây dựng tệp khách hàng và phát triển thương hiệu của bạn trên Social Media bằng cách lập kế hoạch, hợp tác và xuất bản nội dung “thumb-stopping” (nội dung khiến người xem phải ngừng lại khi lướt đọc trên thiết bị di động). Và lúc này, người đọc thường sẽ có động lực thôi thúc để chia sẻ những nội dung này với bạn bè của họ nếu nó thực sự ý nghĩa. Từ đó thúc đẩy khán giả tương tác rồi dần dần phát triển thương hiệu của bạn.
4. Socialbakers
Link: https://www.socialbakers.com
Đây là một giải pháp khá hữu hiệu cho vấn đề marketing trên phương tiện truyền thông mạng xã hội của bạn. Tính năng nổi bật của Socialbakers có thể kể đến như là:
- Cho phép bạn so sánh chất lượng nội dung của mình với các đối thủ cạnh tranh.
- Khám phá các xu hướng quan trọng để hiểu đối tượng của bạn, đối thủ cạnh tranh và toàn bộ thị trường bạn đang hướng đến.
- Phân tích kỹ về các chiến dịch quảng cáo của bạn.
- Dễ dàng quản lý tất cả các hoạt động truyền thông mạng xã hội của bạn ở tất cả các tài khoản trên cùng một nền tảng.
- Bạn có thể chăm sóc khách hàng của mình trên tất cả phương tiện truyền thông mạng xã hội ở cùng một nơi, tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
5. Social Metrics Pro
Link: http://socialmetricspro.com
Đây là plugin của WordPress, nó theo dõi sự tham gia xã hội của bạn trên tất cả các nền tảng chính và cung cấp cho bạn phân tích và báo cáo sẽ giúp bạn hiểu được bạn đang có xu hướng tốt như thế nào.
NHÓM CÔNG CỤ CONTENT MARKETING
1. Công cụ hỗ trợ tìm ý tưởng, theo dõi đối thủ
Dưới đây là những nơi mà bạn có thể “ghé thăm” và tìm kiếm những ý tưởng cho Content của mình.
- Quora (https://www.quora.com): Là một trang web – nơi bạn có thể đặt topic câu hỏi và nhận câu trả lời từ những người dùng khác về bất kì chủ đề nào, cộng đồng sẽ bình chọn ra câu trả lời hay nhất. Các câu trả lời thường có chất lượng cao, bao gồm cả từ các chuyên gia, vậy nên đây là địa điểm lý tưởng để bạn tìm kiếm ý tưởng và tham khảo những góp ý của người dùng khác.
- Reddit (https://www.reddit.com): Giống như một kho báu các ý tưởng vô tận. Đây là nơi mọi người có thể đến và thoải mái nói bất cứ điều gì trong suy nghĩ của mình. Vậy nên chắc hẳn bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng độc đáo, mới lạ dù có phần “thô” mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến đấy.
- Google Search (https://www.google.com.vn): Tất nhiên là không thể bỏ qua ông lớn Google được rồi. Một thư viện khổng lồ, nơi bạn có thể tìm kiếm gần như tất cả mọi thứ. Chỉ cần gõ một từ khóa và Google sẽ tự động đưa ra các chủ đề liên quan để bạn tham khảo. Quá tuyệt phải không nào!
- Buzzsumo (http://buzzsumo.com): Là công cụ tuyệt vời để tìm kiếm những nội dung đang hot và được chia sẻ, lan truyền nhiều nhất tại thời điểm hiện tại trong khu vực của bạn. Chỉ cần nhập từ khóa vào thanh công cụ tìm kiếm của Buzzsumo và trang web sẽ trả về cho bạn những bài viết đang được chia sẻ nhiều nhất về chủ đề của bạn.
- Google Keyword Planner (https://ads.google.com/KeywordPlanner): Đây là một cách vô cùng hiệu quả để tìm kiếm các chủ đề thú vị và mang lại cho bạn rất nhiều kết quả mà không mất bất kỳ một khoản phí nào. Bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm kiếm những từ khóa mà rất nhiều người cũng tìm kiếm mỗi tháng, từ đó giúp nảy sinh ra những ý tưởng mới, những điều bạn nên viết để bắt kịp xu hướng.
- ….
2. Công cụ soạn thảo văn bản, nội dung
- Google Docs dùng để soạn thảo văn bản, đây là một công cụ khá phổ biến của Google. Nó có chức năng giống Microsoft Word – trình quản lý văn bản phổ biến nhất trên thế giới, và còn được cài đặt sẵn các tiện ích mở rộng khác nữa.
- WordPress (https://wordpress.com): Đa số website hay các blog đều đang sử dụng mã nguồn của WordPress. Công cụ này cung cấp cho bạn trình Editor, soạn thảo văn bản với rất nhiều tính năng hữu ích cùng hàng nghìn plugin khác được hỗ trợ.
- Với các nội dung Infographic, bạn có thể sử dụng những công cụ ở phần biên tập Fanpage Facebook ở phía trên.
3. Công cụ lên lịch viết bài
- Google Calendar: Là công cụ top đầu phải được nhắc đến. Như mình đã giới thiệu ở trên, ngoài việc sử dụng để làm lịch cá nhân, bạn có thể dùng nó để lên lịch viết bài, bạn yên tâm là nếu quên việc, Google Calendar sẽ nhắc nhở bạn ngay.
- Google Keep: Đây cũng là một ứng dụng khá hữu ích để quản lý lịch viết bài của bạn. Ngoài tính năng ghi chú, Google Keep còn có phần Reminders (Nhắc nhở) cho phép bạn đặt lịch cho ghi chú. Thật tiện vì Google Keep cho phép bạn tạo checklist công việc, khi hoàn thành xong một bài viết, bạn chỉ cần tick vào đó là xong. Bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ bài viết nào đó hay viết bài trùng lặp.
- Evernote: Tương tự Google Keep thì cũng là công cụ mà chúng ta nên quan tâm.
- CoSchedule (https://coschedule.com): Bao gồm các công cụ khá hay dành cho những người làm Marketing, trong đó có công cụ lên lịch viết bài Editorial Calendar (https://coschedule.com/editorial-calendar), cho phép bạn lập kế hoạch cho công việc biên tập của mình.
4. Công cụ đo lường, theo dõi hiệu suất
Khi content của bạn đã xuất ra, bạn cần phải biết được rằng content của bạn có hiệu quả hay không, lượng truy cập có cao không, content của bạn được bao nhiêu người tương tác, bao nhiêu người nán lại để đọc content của bạn, tỷ lệ thoát ra là bao nhiêu… Những tỷ lệ này sẽ đều được thể hiện qua những thông số, qua đó bạn có thể biết được phải làm những gì với nội dung của mình. Những công cụ hữu ích bạn có thể sử dụng để đo lường hiệu quả bài viết bao gồm:
- Google Analytics
- Google Search Console
- Trình Business Manager của Facebook
- Ahrefs (https://ahrefs.com)
NHÓM CÔNG CỤ DESIGN
1. Bộ công cụ tạo logo free
Ngoài những công cụ thiết kế logo như mình đã giới thiệu ở phần Nhóm công cụ Facebook Marketing, các bạn có thể sử dụng những công cụ sau để thiết kế logo:
- Graphicsprings (https://www.graphicsprings.com): Đây là một giải pháp khá đơn giản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có nhu cầu quá cao. Bạn có thể sử dụng trình tạo logo miễn phí của Graphicsprings, với nhiều danh mục từ kinh doanh, nhiếp ảnh, hội họa cho đến giáo dục. Cùng với đó là kho mẫu đồ họa đa dạng, và vô số lựa chọn về phông chữ, màu sắc, hình dạng vector… Logo khi tải xuống có sẵn các định dạng PNG, SVG, JPG. Ngoài ra, Graphicsprings cũng cung cấp những dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp cho bạn, nhưng bạn sẽ phải mất một khoản phí nho nhỏ cho họ. Và bạn sẽ phải trả 19,9$ để tải xuống các tệp logo có độ phân giải cao.
- Logoshuffle (https://www.logoshuffle.com): Tất cả những gì bạn cần làm là nhập tên brand, nhập tag chuyên môn liên quan của brand, và chọn tông màu là xong.
- LogoMakr (https://logomakr.com): Đây cũng là một trình tạo logo miễn phí với cách sử dụng khá đơn giản. Khi bước chân vào trang chủ, LogoMakr sẽ đập ngay vào mắt bạn là video hướng dẫn tạo logo cơ bản. Sau đó, bạn có thể bắt đầu thử tài thiết kế của mình ngay trên trình duyệt này mà chẳng cần phải đăng ký tài khoản.
- …
2. Kho ảnh Stock đẹp
Những kho ảnh đẹp được chia sẻ miễn phí phục vụ cho thiết kế có thể kể đến như là:
- Unsplash (https://unsplash.com): Đây là kho ảnh với rất nhiều hình ảnh đẹp miễn phí, chất lượng cao được cung cấp bởi mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Bạn có thể tìm thấy hình ảnh mình muốn ở bất kỳ chủ đề nào, chỉ cần nhập từ khóa, hệ thống sẽ trả về kết quả rất nhanh. Còn nữa, nếu bạn đăng ký nhận tin hằng ngày từ Unsplash qua Email thì mỗi ngày Unsplash sẽ gửi các hình ảnh đẹp họ lọc ra trong ngày để gửi tặng bạn. Tất cả các hình ảnh được gửi tặng đều có đính kèm giấy phép bản quyền, bạn có thể sử dụng thoải mái mà không lo ngại bị kiện tụng.
- Picjumbo (https://picjumbo.com): Cũng giống như Unsplash, bạn có thể tìm thấy những bức ảnh đẹp theo chủ đề, những hình ảnh, mockup cho mục đích thương mại, những hình ảnh đẹp cho blog, website với độ phân giải cao. Và bạn có thể tải xuống miễn phí mà không bị kiện tụng về vấn đề bản quyền. Ngoài ra, bạn có thể nhận được nhiều lợi ích hơn nếu sử dụng Picjumbo Premium Membership.
- Little Visuals (https://littlevisuals.co): Trang này chỉ có một ít ảnh, do người tạo ra nó đã không còn nữa, bạn vẫn có thể sử dụng những bức ảnh free, chất lượng cao ở đây.
- Life of pix (https://www.lifeofpix.com): Kho ảnh stock đẹp của các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới.
- Shutterstock (https://www.shutterstock.com): Dân thiết kế sẽ cực kỳ quen thuộc với chữ “shutterstock” xuất hiện “chình ình” ngay giữa bức ảnh đang cực kỳ tuyệt vời. Shutterstock là nơi cung cấp rất nhiều hình ảnh chất lượng cao và có bản quyền. Do đó, bạn sẽ phải trả tiền để có được những bức ảnh bạn mong muốn.
- …
3. UX/UI (Trải nghiệm & Giao diện người dùng)
- Front-End Checklist (https://frontendchecklist.io): Đây là checklist các công việc bạn cần phải làm để tối ưu lại giao diện người dùng (hay giao diện hiển thị). Rất nhiều đầu việc mà có thể bạn không biết. Bạn có thể sử dụng nó để không bị bỏ quên bất cứ một yếu tố nào khi tối ưu website.
- Froala Design (https://www.froala.com/design-blocks): Hơn 170 block giao diện cho website của bạn, free 100%. Công cụ này có đủ các type như: Call to Action, Contacts, Content, Features, Footer, Header…
- Snappa (https://snappa.com): Đây là một website thiết kế ảnh, banner với kho ảnh đẹp cùng bộ sưu tập font chữ, đồ họa, template… phong phú và đa dạng.
- Biteable (https://biteable.com): Đây là một website làm video intro miễn phí. Ngoài các công cụ làm video ngắn mình đã giới thiệu ở phần trên, bạn có thể tham khảo công cụ này. Với Biteable, bạn chỉ cần vào chỉnh sửa lại các thông tin cơ bản là đã có thể sở hữu đoạn video intro của riêng mình.
- Wordswag (http://wordswag.co): Đây là ứng dụng thêm text vào ảnh. Bạn có thể sử dụng 21 kiểu chữ có sẵn hoặc chọn chính kiểu chữ do mình tạo.
- GoodUI (https://goodui.org): Một nơi bạn có thể tìm thấy các ý tưởng hay ho về việc bố cục các nội dung trên Website để có những chuyển đổi & trải nghiệm tốt nhất từ người dùng.
4. User Research (Khảo sát người dùng)
Bạn có thể thấu hiểu người dùng hơn thông qua các ứng dụng dưới đây:
- Typeform (https://www.typeform.com)
- Optimal Workshop (https://www.optimalworkshop.com)
- Testmate (https://www.testmate.com.au)
- Doopoll (https://doopoll.co)
- Lookback (https://lookback.io)
- User Testing (https://www.usertesting.com)
- UX Check (http://www.uxcheck.co)
- Testing time (https://www.testingtime.com)
- …
5. Typography (Font chữ)
Những phông chữ từ đơn giản cho đến phức tạp, bạn có thể tìm thấy ở nhóm công cụ này:
- Google Fonts (https://fonts.google.com)
- Adobe Fonts (https://fonts.adobe.com)
- Font Squirrel (https://www.fontsquirrel.com)
- Type Nugget (http://www.typenugget.com)
- MyFonts (https://www.myfonts.com)
- Typewolf (https://www.typewolf.com)
- Type Anything (https://app.typeanything.io)
- …
6. Color Palette (Bảng màu)
Hãy cùng đắm chìm trong những sắc màu diệu kỳ:
- Color Hunt (http://colorhunt.co)
- Sip (http://sipapp.io)
- Flat UI Colors (http://flatuicolors.com)
- Coolors (https://coolors.co)
- Adobe Color (https://color.adobe.com/create)
- Material Colors (http://materialcolors.com)
- Palettable (http://www.palettable.io)
- Color Snapper (http://colorsnapper.com)
- …
7. Iconography (Biểu tượng)
Các loại icon độc nhất vô nhị bạn có thể tìm thấy ở đây:
- The Noun Project (https://thenounproject.com)
- Illustrio (https://illustrio.com)
- Iconjar (http://geticonjar.com)
- Flat Icon (http://www.flaticon.com)
- Entypo (http://www.entypo.com)
- Iconfinder (https://www.iconfinder.com)
- to[icon] (http://www.toicon.com)
- Icon Store (https://iconstore.co)
- …
8. Inspiration (Nguồn cảm hứng)
Bí ý tưởng thiết kế? Hãy tìm đến những nguồn ý tưởng tuyệt vời này “luôn và ngay”:
- Dribbble (https://dribbble.com)
- Muzli (https://muz.li)
- Behance (https://www.behance.net)
- Awwwards (http://www.awwwards.com)
- Pttrns (https://pttrns.com)
- User Onboarding (https://www.useronboard.com/onboarding-teardowns)
- Collect UI (http://collectui.com)
- Panda (http://usepanda.com)
- Pinterest (https://www.pinterest.com)
- …
9. Prototyping (Bản chạy thử)
Khi thiết kế UX/UI cho website, hay phát triển phần mềm bạn có thể dễ dàng tạo ra các bản chạy thử với những công cụ sau:
- Sketch (https://www.sketchapp.com)
- Invision (https://www.invisionapp.com)
- Craft (https://labs.invisionapp.com/craft)
- Framer (http://framer.com)
- Principle (http://principleformac.com)
- Marvel (https://marvelapp.com)
- Adobe Photoshop (http://www.adobe.com/products/photoshop)
- ProtoPie (https://www.protopie.io)
- Tumult Hype (http://tumult.com/hype)
- Origami (http://origami.design)
- Pixate (http://www.pixate.com)
- POP (https://marvelapp.com/pop)
- JustInMind (http://www.justinmind.com)
- CSS Reference (http://cssreference.io)
- …
10. Presentation (Bài thuyết trình)
Ngoài Microsoft Powerpoint hay Google Slides bạn có thể sử dụng các ứng dụng dưới đây để thiết kế những bài thuyết trình đẹp mê hoặc lòng người:
- Reflector (http://www.airsquirrels.com/reflector)
- Smart Mockups (http://smartmockups.com)
- Placeit (https://placeit.net)
- Mockuuups (https://www.mockuuups.com)
- Hero Patterns (http://www.heropatterns.com)
- Semplice (http://www.semplicelabs.com)
11. Collaboration (Cộng tác thiết kế)
Nếu một mình thiết kế quá mệt mỏi, hãy nghĩ đến hướng cộng tác với các nhóm, các cộng đồng thiết kế chuyên nghiệp khác thông qua ứng dụng dưới đây:
- Zeplin (https://zeplin.io)
- Wake (https://wake.com)
- Sympli (https://sympli.io)
- Avocode (https://avocode.com)
- Lingo (https://www.lingoapp.com)
- Webscope (http://webscopeapp.com)
- Frontify (https://frontify.com)
- Red Pen (https://redpen.io)
- …
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều công cụ và ứng dụng hữu ích khác để tối ưu công việc và cuộc sống, hãy tìm đọc cuốn sách Ứng dụng công nghệ làm chủ cuộc sống của tác giả Trung Đức & Mạnh Tuấn – Cuốn sách mang đến những giải pháp đơn giản để bạn có thể bắt đầu thay đổi cuộc sống của mình, góp phần mang lại những tích cực trong nỗ lực phát triển bản thân.
Cuốn sách không chỉ cung cấp cho người đọc rất nhiều công cụ, phần mềm hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian và công sức trong công việc và cuộc sống, mà sâu xa hơn gửi gắm cho người đọc biết được bản chất của việc ứng dụng công nghệ chính là tư duy tối ưu hóa.
Tìm hiểu thêm về cuốn sách Ứng dụng công nghệ làm chủ cuộc sống tại đây!
Trích sách Ứng dụng công nghệ làm chủ cuộc sống – tác giả Trung Đức & Mạnh Tuấn